Tập 1: Hoa Sứ (Frangipani) – Tìm hiểu về Hoa Sứ trong Nước Hoa

Chào bạn, đầu tiên mình xin cám ơn bạn đã dành thời gian đọc Blog trong mục bài viết này, trong chương này, mình sẽ đi xuyên suốt để tìm hiểu về các loại thực vật và những nguyên liệu quen thuộc trong nước hoa. Tuy những thứ này vô cùng rộng nhưng mình sẽ chỉ nói về những công dụng của nó trong nước hoa. Và đến với tập đầu tiên trong chương này, hãy cùng mình tìm hiểu về hoa sứ, một trong những loài hoa có mùi tươi của sữa, rất thanh tao và nhẹ nhàng. Ở bên dưới, mình có đính danh mục, tại đó bạn có thể xem tất cả các bài viết của tập này.

Xem Toàn Bộ Chương Thuộc Chuyên Mục

Tập 1: Hoa Sứ (Frangipani)

Hoa sứ có mùi hương ngọt dịu và rất sâu. Ở Việt Nam, một vài nơi còn gọi là cây hoa đại thường được trồng ở các nơi như chùa chiền, công viên., Vườn nhà mình cũng có trồng một cây sứ trắng. Người ra hay đồn rằng cây sứ thường có ma ở, do ban đêm hoa sứ tỏa mùi thơm lắm. 

Ở Thái Lan, trước kia, người ta cũng không thích trồng cây hoa sứ trong vườn nhà vì tiếng Thái hoa sứ được gọi là “Luntom” có nghĩa là nỗi buồn. Nên cho dù mùi hương của hoa sứ rất thơm nhưng khi nước hoa có mùi hoa sứ thì ở Thái Lan lại rất ít người mua. 

Một người thầy mà mình biết khi ấy mới đến Thái không lâu, lấy làm ngạc nhiên lắm, không hiểu vì sao người Thái lại ghét mùi hương hoa sứ đến vậy. Sau này, ông đem mùi hương ông làm đến cho bà Sirinhorn, công chúa thứ hai của nhà vua Bhumibol Adulyadej (Rama IX), và nói câu chuyện về cái tên của loài hoa này. 

Bà Sirinhorn rất thích mùi hương nước hoa đó, đã quyết định đổi tên của hoa sứ từ “Luntom” – Nỗi buồn thành Leelawadee, có nghĩa là niềm vui. Từ đó, tinh dầu và nước hoa có mùi hoa sứ trở nên được yêu thích và phổ biến ở đất nước Thái Lan. Bạn có thể thấy hoa sứ được trưng bày ở mọi nơi từ khách sạn, spa, đến các nhà hàng, cửa tiệm…

Hoa sứ
Hoa sứ

Mình thích hoa sứ trắng từ khi còn chưa biết đến những câu chuyện này. Khi còn nhỏ, mình hay đi theo mẹ đến chùa ở Hòa Khánh trong vườn chùa hoa sứ nhiều lắm, nở chi chít trên cành, và rụng đầy mặt đất. Mỗi khi đợi mẹ vào tụng kinh bên trong, mình hay thơ thẩn đi loanh quanh lượm những bông còn tươi, bỏ đầy vào mũi rồi úp vào mũi ngửi. Nhắm mắt hít cái mùi ngọt hơi có chút mùi như sữa, hơi có chút nồng….

Sau này, khi xây nhà, mình thường đen về một cây sứ trắng để trồng. Đó là cái cây hoa trong vườn chiến một khoảnh đất rộng nhất. Mùa đông, lá hoa rụng hết, chỉ còn trơ những cành khẳng khiu, nhưng đến mùa xuân, hoa lại nở trắng tinh, thơm ngát cả khu vườn. Lúc mới đem về, cây chỉ cao 1m và có 3-4 cành nhỏ xíu, đến nay cây đã cao lên đến ban công tầng 2, cành lá sun suê che rợp một góc vườn…

Về thành phần hương, hoa sứ có thể kết hợp hoàn hảo với nhiều nhóm Floral khác nhau hoặc với nhóm Gỗ, để tạo ra một mùi hương rất Phương Đông, ngọt ngào, quyến rũ nhưng rất thanh tao. Đây cũng là mùi thương yêu thích của thầy Stephen, ông đã dùng hình ảnh bông hoa này làm bìa những cuốn sách dạy học trò trong những khóa học về nước hoa của ông ở khắp nơi trên khắp thế giới

Cây hoa sứ
Cây hoa sứ thường được trồng nhiều tại chùa, trường học hay thường mọc dại ở Việt Nam

Những loại nước hoa có sử dụng mùi hoa sứ (Frangipani)      

  1. La Perle d’orient – Y25 Perfume  
  2. Kenzo Amour Florale – Kenzo
  3. Coral Flower  – Lolita Lempicka
  4. Oscar Tropical – Oscar de la Renta
  5. Fabulous in Paradise – Victoria’s Secret
  6. Roberto Cavalli Exotica – Roberto Cavalli
  7. Flora – Gucci
  8. Love – Nina Ricci
  9. Frangipani – Ormonde Jayne
  10. The Garden Party Frangipani – The Party                                                                                        

blank

Đức Quý

Bài viết này của Đức Quý. Hiện đang là Content Writer của cửa hàng, trong blog của mình thường xuyên chia sẻ những kiến thức về nước hoa, xu hướng, mình cũng có một chút kiến thức về lĩnh vực và luôn muốn chia sẻ đến cho mọi người. Bạn có thể đọc Blog của mình ở liên kết bên dưới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat